Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

cuộc vaanj động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Huyện Uỷ Trà Cú ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ: THPT TẬP SƠN Tập Sơn , ngày10 tháng 10 năm 2010


BÀi THU HOẠCH
(Qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

Họ và tên: Lê Quốc Trầm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT Tập Sơn
Sinh hoạt đảng tại chi bộ: THPT Tập Sơn

Hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua 4 năm thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi xin trình bày lại những nhận thức của mình và đánh giá những việc mà bản thân đã làm được, chưa làm được theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong 4 năm qua.
I./ NỘI DUNG THU HOẠCH:
1/ Nhận thức về : xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh là đạo đức, là văn minh.
- Trước lúc đi xa ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch ,phải xứng đáng là người lãnh đạo ,là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Qua 80 năm, từ ngày thành lập Đảng đến nay cho thấy vận mệnh của dân tộc ta đã gắn liền với vận mệnh của Đảng. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Để xây dựng Đảng vững mạnh,ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc và thời đại,đặc biệt là trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải thật sự trong sạch. Sức sống, sự lớn mạnh của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc đã chứng minh: bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, được quần chúng tin tưởng, ủng hộ thì Đảng vững mạnh, lãnh đạo cách mạng thành công; còn nếu xa rời quần chúng, không được quần chúng tin tưởng, ủng hộ thì sẽ suy yếu, giảm sức chiến đấu và có khi vấp phải thất bại. Muốn vững mạnh, muốn được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, Đảng phải luôn trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Quan điểm cách mạng đó là nguyên nhân,nguồn gốc sâu xa tạo nên sức mạnh của Đảng để Đảng lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kì tích vĩ đại: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
- Sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân cho thấy, Đảng luôn vì dân, đặt dân ở vị trí là gốc, Đảng không phải ở trên dân mà ở trong dân. Đảng và dân gắn bó, hòa quyện là một, không tách rời và không thể tách rời. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là việc của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên nhưng đó cũng là việc của dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cũng thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với dân; không phải “đóng cửa lại” để xây dựng Đảng mà phải xây dựng Đảng từ phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng chính là Đảng đã biết phát huy trí tuệ của toàn dân vào việc xây dựng đường lối của Đảng. Đảng tin dân, đưa mọi vấn đề để dân góp ý, thảo luận và cùng tìm cách giải quyết, từ đó có những quyết sách đúng đắn. Một Đảng trong sạch để cho dân tin yêu phải gồm những đảng viên trong sạch, có lý tưởng, đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư vì đảng viên chính là cầu nối giữa Đảng với dân. Là “đầy tớ” của nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên phải tận tụy phục vụ nhân dân, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân.
- Để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, phải kiên quyết đưa những đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân sâu xa khiến người đảng viên mắc những căn bệnh nguy hiểm như kiêu ngạo, hống hách, tham ô, lãng phí chính là chủ nghĩa cá nhân. “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng phải xây dựng, chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.
*Đảng là đạo đức, là văn minh: Đạo đức, theo ý nghĩa thông dụng là tập hợp những quan điểm, tư tưởng, tình cảm thể hiện ra ở hành vi của một giai cấp, tầng lớp, của một người, một tổ chức xã hội hay nghề nghiệp nhất định (đảng chính trị, cơ quan nhà nước, hội, đoàn…) đối với thế giới tự nhiên, xã hội, con người.
- Đạo đức của Đảng Cộng sản Việt Nam là đạo đức của giai cấp công nhân kết hợp nhuần nhuyễn với tinh hoa đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, nó là sự thể hiện bản chất, tư cách, sứ mệnh cao cả và bổn phận của Đảng đối với nhân dân, Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng ta là một đảng chân chính cách mạng “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Người còn nói: Đảng cũng ở trong xã hội mà ra và Đảng là do mỗi một đảng viên, do nhiều đảng viên kết lại mà thành. Vì vậy, mỗi một đảng viên trước hết phải là một công dân có đạo đức (đạo đức làm người, đạo đức công dân) đồng thời phải thấm nhuần đạo đức cách mạng bởi theo logic của sự phát triển thì người ta ai cũng vậy, trước tiên là phải biết làm việc, có biết làm việc thì mới biết làm người và có biết làm một người chân chính thì mới biết làm một đảng viên, cán bộ tốt, tức là biết làm một chiến sĩ cách mạng, một đảng viên của một Đảng chân chính cách mạng.

- Mỗi đảng viên trước hết phải là người có đạo đức công dân, gương mẫu làm tròn bổn phận công dân, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Tất cả mọi cán bộ, đảng viên dù làm công tác đảng hay công tác chính quyền, dù ở bất cứ cương vị nào đều do yêu cầu của cách mạng mà tổ chức phân công.
- Theo Hồ Chí Minh, dù là chủ tịch nước, uỷ viên các cấp bộ Đảng hay bộ trưởng cho đến nhân viên lái xe, quét rác… tất cả đều phải rèn luyện đạo đức cách mạng, đều phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.
- Văn minh là một khái niệm động. Về đại thể, người ta cho rằng loài người đã trải qua ba giại đoạn văn minh chủ yếu: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, khi Người nói “Đảng ta là văn minh” có thể bao gồm một số nội dung sau đây:
- Đảng ta là văn minh bởi vì ở thời điểm khó khăn, đen tối, bế tắc nhất của xã hội Việt Nam (đầu thế kỷ 20), Đảng đã ra đời với tư cách là tổ chức chính trị tiền tiến có tính vượt trội (văn minh) so với mọi tổ chức chính trị đã xuất hiện trong cùng thời kỳ đó.
- Đảng ta là văn minh bởi vì nó là một tổ chức chính trị chân chính, trung thực, trung thành, quang minh chính đại, chung thuỷ, trước sau như một đều nhất quán một tinh thần yêu chuộng hoà bình, tôn trọng công lý và chính nghĩa, vì độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào mình và có quan hệ chân thành, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với các dân tộc và tất cả các quốc gia trên thế giới. Đảng văn minh là bởi Đảng kiên quyết cự tuyệt thói cơ hội, mị dân, giáo điều, bảo thủ, dối trá, lừa gạt, thất tín, tiền hậu bất nhất, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo…
- Đảng ta là văn minh là bởi vì Đảng là một tổ chức cách mạng, kiên trì cải tạo xã hội cũ, phá bỏ mọi cái lạc hậu; kiên trì chống lại cuộc sống mất nhân tính; nó nhân danh chính nghĩa và vì chính nghĩa mà chống phi nghĩa, tức là đấu tranh chống mọi biểu hiện của cái ác. Vì vậy, bản thân Đảng là một lực lượng tiên tiến, là bộ phận tinh hoa của xã hội, là một tập thể đại diện cho văn minh và nhân danh văn minh để chống dã man, tàn bạo.
- Đảng ta là văn minh là bởi vì bản chất của Đảng, mục tiêu lý tưởng của Đảng không phải chỉ nhằm đập tan, phá bỏ cái cũ xấu xa, lạc hậu mà chủ yếu là kiến tạo và dựng xây một xã hội mới tốt đẹp, nhân đạo hoàn bị tiến tới một nền văn minh mới – văn minh cộng sản chủ nghĩa.
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được thực hiện sâu rộng trong Đảng và trong toàn xã hội sẽ thúc đẩy bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự thống nhất đoàn kết trong Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh và trong sạch, đủ sức lãnh đạo và tổ chức nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.


2/ Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhưng để lại cho nhân dân ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó, đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta suốt đời học tập và noi theo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một hệ thống quan điểm tư tưởng trên nhiều lĩnh vực của cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới… Một trong những lĩnh vực tư tưởng mà chúng ta đặc biệt quan tâm đó là tư tưởng đạo đức cách mạng của Người mà cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện hơn 3 năm nay.
- Có thể nói toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Bác gắn liền với quá trình phát triển của tư tưởng đạo đức cách mạng mà Người là tấm gương tiêu biểu và sinh động nhất.
- Tư tưởng đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam… Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng Người đã có ý thức rõ ràng về vai trò của đạo đức cách mạng. Người nói: “ Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ trở thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi xa hơn nữa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ “ cách mạng vẻ vang”.
* Quan điểm về đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bác thường nói ngắn gọn “ Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng”. Nội dung đạo đức người cách mạng là Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí Công – Vô Tư. Suốt đời phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân…
* Nguyên tắc của đạo đức cách mạng tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thống nhất đạo đức và chính trị, phẩm chất cách mạng và định hướng chính trị cách mạng.Trong cuộc sống cần biến đạo đức phù hợp sự phát triển xã hội.
- Thống nhất biện chứng tư tưởng đạo đức cách mạng và hiệu quả công việc của mình phù hợp phát triển xã hội. Nói đi đôi với làm có hiệu quả.
- Kết hợp đức và tài, hồng và chuyên.
- Sự thống nhất chung- riêng. Lớn - nhỏ bình thường, coi mình là thành viên, bộ phân của cái chung.
- Thống nhất lí luận thực tiễn. Đảng cầm quyền không thể tách lí luận và thực tiễn hoặc chỉ thực tiễn không cần lí luận.
- Sự thống nhất chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, nhân đạo hiện đại.
* Quan điểm của Bác về chuẩn mực đạo đức cách mạng.
- Yêu nước, tự cường dân tộc, kiên trì phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân (không tự ty, không bằng lòng với hiện tại phải vươn lên) (Trung với nước – Hiếu với dân – phấn đấu vươn lên)
- Cần - Kiệm - Liêm - Chính – Chí công - Vô tư.
- Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình (dù ở cương vị nào cũng thế)
- Có tinh thần tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Thường xuyên rèn luyện lối sống văn minh, lành mạnh. Trung thực, Kỉ cương, tôn trọng quy ước cộng đồng.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, lao động sáng tạo (nhất là cán bộ có chức có quyền).
- Có bản lĩnh, năng lực, thắng không kiêu, bại không nản.
- Có tinh thần quốc tế vô sản.
- Bao dung, độ lượng, vị tha (bàn tay có ngón ngắn, ngón dài, hợp lại thành bàn tay).
* Tấm gương đạo đức của Bác (khái quát).
- Bác trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, dân tộc – con người.
- Có nghị lực và kiên trì.
- Tin dân – Kính trọng dân – Hết lòng phục vụ nhân dân.
- Giàu lòng nhân ái, vị tha, yêu thương đồng chí, đồng bào.
- Cần cù – Liêm chính – Tiết kiệm – Giản dị.
- Nếp sống giản dị, thanh cao, trong sáng.
- Nhà văn hoá lớn, đầy chất nhân văn, thông hiểu Đông Tây kim cổ, gắn chặt với đời thường.
- Một vị lãnh tụ miệng nói tay làm, nhìn xa trông rộng, giải quyết những vấn đề cuộc sống hàng ngày.
- Say mê học tập (Lí luận – Kinh nghiệm – Thực tế - Học suốt đời – Học mọi lúc mọi nơi).

3/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc vận động:
- Chúng ta đều biết, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có mục đích rất quan trọng, đó là xây dựng một nền tảng đạo đức, nền tảng tinh thần của xã hội mà trực tiếp là công tác xây dựng Đảng và góp phần làm trong sáng, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì thế, việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên có một vai trò rất lớn. Nhiều cán bộ, đảng viên khẳng định đây là cuộc vận động trúng và đúng; được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.
- Cuộc vận động đã được triển khai sâu rộng trong Đảng và trong xã hội với nhiều hình thức phong phú, sinh động và sáng tạo, kết hợp giữa vận động và làm theo. Ở nhiều nơi, cuộc vận động đã được gắn với việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong đời sống nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng lòng tin tuyệt đối trong nhân dân; trong công tác xây dựng Đảng và phát huy được vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
- Cuộc vận động đã gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tổ chức chính trị trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Chính vì thế, trong năm 2009 đã góp phần hạn chế tốc độ suy giảm kinh tế và chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, từ đó tạo đà cho những năm tiếp theo.
- Cuộc vận động ở các cấp, các ngành đã được gắn chặt chẽ trong công tác, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác và hoàn thành tốt nhiệm chính trị của từng cơ quan, đơn vị.
4/ Những kết quả cụ thể làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
* Ưu điểm:
Qua 4 năm học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân nhận thấy mình đã vận dụng làm theo tấm gương của Người ở một số vấn đề như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của tổ chức, phục tùng cấp trên.
- Chấp hành và tuân thủ điều lệ Đảng.
- Luôn gìn giữ phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống, tác phong của người đảng viên cũng như trong quan hệ thầy - trò
- Phê bình và tự phê bình trong Đảng viên, và tự đánh giá chất lượng cuối năm để cho cho hội đồng trường xem xét.
- Đề cao tính dân chủ và nghiêm túc thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ( NH 2007- 2008: hoàn thành nhiệm vụ; NH 2008-2009: lao động TT; NH 2009- 2010: lao động TT).
- Công bằng cho điểm và đánh giá xếp loại học sinh theo đúng qui định.
- Đảm bảo đúng ngày giờ công, và đồng phục theo qui định của nhà trường.
- Giúp đỡ giáo dục học sinh cá biệt và học sinh khó khăn ( năm học 2009-2010: vận động Hội KH Tân Sơn 200 quyển tập, năm học 2010-2011: vận động cựu HS của trường 300 quển tập).
- Vận động học sinh lớp chủ nhiệm gây quỹ để tham gia phong trào Áo xuân tặng bạn do Đoàn TN phát động (một áo).
- Vận động học sinh lớp chủ nhiệm tích cực tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thông qua các hoạt động ngoại khóa.
- Soạn giảng đúng qui chế chuyên môn.
- Tích cực tham các phong trào do nhà trường tổ chức (vận động đại lí thức ăn Bảo tặng 15 áo thi đấu thể thao,vận động hỗ trợ âm thanh trong các ngày lễ chủ điểm do trường tổ chức).
- Luôn đoàn kết, hoà đồng với đồng nghiệp và học sinh, cũng như đối với mọi người xung quanh.
- Bản thân sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, học sinh và nhân dân nơi cư trú trong điều kiện có thể.
- Luôn học tập trao dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị(tự nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi học chính trị hè)
* Khuyết điểm:
- Chất lượng giảng dạy chưa cao.
- Đôi khi còn nóng vội trong xử lí công việc.
- Bản thân chưa thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm.
- Chưa nắm rõ yêu cầu và tâm tư của người dân nơi cư trú.
- Chưa tuyên truyền tốt về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ở nơi cư trú.
- Trong công tác phổ cập GD THPT : việc tham mưu cho BGH còn chậm và thiếu khoa học.
* Phương hướng khắc phục và phấn đấu trong thời gian tới:
- Cố gắng sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đảng viên.
- Mạnh dạn và kiên quyết hơn trong việc phê bình và tự phê bình, khắc phục nhược điểm.
- Không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo( tự học, tự nghiên cứu, học tập từ đồng nghiệp)
- Cần phải học tập nhiều hơn nữa về tấm gương của Bác.
- Chú ý lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh( qua biên bản góp ý của học sinh)
- Cần phải nắm rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân nơi cư trú để từ đó báo cáo lên cấp trên để có hướng gải quyết.
- Công tác PCGD THPT : cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tham mưu với BGH.


II/ Những đề xuất, kiến nghị:
Bản thân có kiến nghị với BGH nhà trường cung thêm tài liệu tham khảo để phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học.
Trên đây là phần tự nhận thức của tôi qua 4 năm thực hiện cuộc vận động” học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhận thức này chắc có lẽ còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự góp nhiệt tình của đồng nghiệp và các đồng chí trong và ngoài đơn vị.
Xin chân thành cảm ơn!


Người viết thu hoạch



Lê Quốc Trầm

Nguồn : Lê Quốc Trầm

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Nhà Toàn học Isaac Newton

Isaac Newton
Bước tới:
Sir Isaac Newton
Isaac Newton 46 tuổi
Bức vẽ của Godfrey Kneller năm 1689

Sinh 4 tháng 1, 1643 [OS: 25 tháng 12 1642][1]
Lincolnshire, Anh

Mất 31 tháng 3, 1727 (84 tuổi) [OS: 20 March 1727][1]
Kensington, Luân Đôn, Anh

Nơi cư ngụ Anh

Quốc gia Anh

Ngành Tôn giáo, Vật lý, Toán học, Thiên văn học, Triết học tự nhiên, Nhà giả kim

Học trường Trinity College, Cambridge

Người hướng dẫn luận án tiến sĩ
Isaac Barrow

Các sinh viên nổi tiếng Roger Cotes

Nổi tiếng vì Cơ học Newton
Vạn vật hấp dẫn
Vi phân
Quang học

Chữ ký
Sir Isaac Newton

Isaac Newton (phát âm như Isắc Niu-tơn), tên ông theo Hán-Việt là Như Tuần là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727. Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau.
Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.
Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.
Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.[2]
[sửa] Sự nghiệp
Isaac Newton sinh ra trong một gia đình nông dân. May mắn cho nhân loại, Newton không làm ruộng giỏi nên được đưa đến Đại học Cambridge để trở thành luật sư. Tại Cambridge, Newton bị ấn tượng mạnh từ Euclid, tuy rằng tư duy của ông cũng bị ảnh hưởng bởi trường phái của Roger Bacon và René Descartes. Một đợt dịch bệnh đã khiến trường Cambridge đóng cửa và trong thời gian ở nhà, Newton đã có những phát kiến khoa học quan trọng, dù chúng không được công bố ngay.
Những người có ảnh hưởng đến việc công bố các công trình của Newton là Robert Hooke và Edmond Halley. Sau một cuộc tranh luận về chủ đề quỹ đạo của một hạt khi bay từ vũ trụ vào Trái Đất với Hooke, Newton đã bị cuốn hút vào việc sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cơ học của ông trong tính toán quỹ đạo Johannes Kepler. Những kết quả này hấp dẫn Halley và ông đã thuyết phục được Newton xuất bản chúng. Từ tháng 8 năm 1684 đến mùa xuân năm 1688, Newton hoàn thành tác phẩm, mà sau này trở thành một trong những công trình nền tảng quan trọng nhất cho vật lý của mọi thời đại, cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên).
Trong quyển I của tác phẩm này, Newton giới thiệu các định nghĩa và ba định luật của chuyển động thường được biết với tên gọi sau này là Định luật Newton. Quyển II trình bày các phương pháp luận khoa học mới của Newton thay thế cho triết lý Descartes. Quyển cuối cùng là các ứng dụng của lý thuyết động lực học của ông, trong đó có sự giải thích về thủy triều và lý thuyết về sự chuyển động của Mặt Trăng. Để kiểm chứng lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của ông, Newton đã hỏi nhà thiên văn John Flamsteed kiểm tra xem Sao Thổ có chuyển động chậm lại mỗi lần đi gần Sao Mộc không. Flamsteed đã rất sửng sốt nhận ra hiệu ứng này có thật và đo đạc phù hợp với các tính toán của Newton. Các phương trình của Newton được củng cố thêm bằng kết quả quan sát về hình dạng bẹt của Trái Đất tại hai cực, thay vì lồi ra tại hai cực như đã tiên đoán bởi trường phái Descartes. Phương trình của Newton cũng miêu tả được gần đúng chuyển động Mặt Trăng, và tiên đoán chính xác thời điểm quay lại của sao chổi Halley. Trong các tính toán về hình dạng của một vật ít gây lực cản nhất khi nằm trong dòng chảy của chất lỏng hay chất khí, Newton cũng đã viết ra và giải được bài toán giải tích biến phân đầu tiên của thế giới.
Newton sáng tạo ra một phương pháp khoa học rất tổng quát. Ông trình bày phương pháp luận của ông thành bốn quy tắc của lý luận khoa học. Các quy tắc này được phát biểu trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica như sau:
1. Các hiện tượng tự nhiên phải được giải thích bằng một hệ tối giản các quy luật đúng, vừa đủ và chặt chẽ.
2. Các hiện tượng tự nhiên giống nhau phải có cùng nguyên nhân như nhau.
3. Các tính chất của vật chất là như nhau trong toàn vũ trụ.
4. Một nhận định rút ra từ quan sát tự nhiên chỉ được coi là đúng cho đến khi có một thực nghiệm khác mâu thuẫn với nó.
Bốn quy tắc súc tích và tổng quát cho nghiên cứu khoa học này đã là một cuộc cách mạng về tư duy thực sự vào thời điểm bấy giờ. Thực hiện các quy tắc này, Newton đã hình thành được các định luật tổng quát của tự nhiên và giải thích được gần như tất cả các bài toán khoa học vào thời của ông. Newton còn đi xa hơn việc chỉ đưa ra các quy tắc cho lý luận, ông đã miêu tả cách áp dụng chúng trong việc giải quyết một bài toán cụ thể. Phương pháp giải tích mà ông sáng tạo vượt trội các phương pháp mang tính triết lý hơn là tính chính xác khoa học của Aristoteles và Thomas Aquinas. Newton đã hoàn thiện phương pháp thực nghiệm của Galileo Galilei, tạo ra phương pháp tổng hợp vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong khoa học. Những câu chữ sau đây trong quyển Opticks (Quang học) của ông có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với trình bày hiện đại của phương pháp nghiên cứu thời nay, nếu Newton dùng từ "khoa học" thay cho "triết lý về tự nhiên":
Cũng như trong toán học, trong triết lý về tự nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề hóc búa cần thực hiện bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Nó bao gồm làm thí nghiệm, quan sát, đưa ra những kết luận tổng quát, từ đó suy diễn. Phương pháp này sẽ giúp ta đi từ các hợp chất phức tạp đến nguyên tố, đi từ chuyển động đến các lực tạo ra nó; và tổng quát là từ các hiện tượng đến nguyên nhân, từ nguyên nhân riêng lẻ đến nguyên nhân tổng quát, cho đến khi lý luận dừng lại ở mức tổng quát nhất. Tổng hợp lại các nguyên nhân chúng ta đã khám phá ra thành các nguyên lý, chúng ta có thể sử dụng chúng để giải thích các hiện tượng hệ quả.
Newton đã xây dựng lý thuyết cơ học và quang học cổ điển và sáng tạo ra giải tích nhiều năm trước Gottfried Leibniz. Tuy nhiên ông đã không công bố công trình về giải tích trước Leibniz. Điều này đã gây nên một cuộc tranh cãi giữa Anh và lục địa châu Âu suốt nhiều thập kỷ về việc ai đã sáng tạo ra giải tích trước. Newton đã phát hiện ra định lý nhị thức đúng cho các tích của phân số, nhưng ông đã để cho John Wallis công bố. Newton đã tìm ra một công thức cho vận tốc âm thanh, nhưng không phù hợp với kết quả thí nghiệm của ông. Lý do cho sự sai lệch này nằm ở sự giãn nở đoạn nhiệt, một khái niệm chưa được biết đến thời bấy giờ. Kết quả của Newton thấp hơn γ½ lần thực tế, với γ là tỷ lệ các nhiệt dung của không khí.
Theo quyển Opticks, mà Newton đã chần chừ trong việc xuất bản mãi cho đến khi Hooke mất, Newton đã quan sát thấy ánh sáng trắng bị chia thành phổ nhiều màu sắc, khi đi qua lăng kính (thuỷ tinh của lăng kính có chiết suất thay đổi tùy màu). Quan điểm hạt về ánh sáng của Newton đã xuất phát từ các thí nghiệm mà ông đã làm với lăng kính ở Cambridge. Ông thấy các ảnh sau lăng kính có hình bầu dục chứ không tròn như lý thuyết ánh sáng thời bấy giờ tiên đoán. Ông cũng đã lần đầu tiên quan sát thấy các vòng giao thoa mà ngày nay gọi là vòng Newton, một bằng chứng của tính chất sóng của ánh sáng mà Newton đã không công nhận. Newton đã cho rằng ánh sáng đi nhanh hơn trong thuỷ tinh, một kết luận trái với lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens.
Newton cũng xây dựng một hệ thống hoá học trong mục 31 cuối quyển Opticks. Đây cũng là lý thuyết hạt, các "nguyên tố" được coi như các sự sắp xếp khác nhau của những nguyên tử nhỏ và cứng như các quả bi-a. Ông giải thích phản ứng hoá học dựa vào ái lực giữa các thành phần tham gia phản ứng. Cuối đời (sau 1678) ông thực hiện rất nhiều các thí nghiệm hoá học vô cơ mà không ra kết quả gì.
Newton rất nhạy cảm với các phản bác đối với các lý thuyết của ông, thậm chí đến mức không xuất bản các công trình cho đến tận sau khi người hay phản bác ông nhất là Hooke mất. Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica phải chờ sự thuyết phục của Halley mới ra đời. Ông tỏ ra ngày càng lập dị vào cuối đời khi thực hiện các phản ứng hoá học và cùng lúc xác định ngày tháng cho các sự kiện trong Kinh Thánh. Sau khi Newton qua đời, người ta tìm thấy một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể của ông, có thể bị nhiễm trong lúc làm thí nghiệm. Điều này hoàn toàn có thể giải thích sự lập dị của Newton.
Newton đã một mình đóng góp cho khoa học nhiều hơn bất cứ một nhân vật nào trong lịch sử của loài người. Ông đã vượt trên tất cả những bộ óc khoa học lớn của thế giới cổ đại, tạo nên một miêu tả cho vũ trụ không tự mâu thuẫn, đẹp và phù hợp với trực giác hơn mọi lý thuyết có trước. Newton đưa ra cụ thể các nguyên lý của phương pháp khoa học có thể ứng dụng tổng quát vào mọi lĩnh vực của khoa học. Đây là điều tương phản lớn so với các phương pháp riêng biệt cho mỗi lĩnh vực của Aristoteles và Aquinas trước đó.
Tuy các phương pháp của Newton rất lôgic, ông vẫn tin vào sự tồn tại của Chúa. Ông tin là sự đẹp đẽ hoàn hảo theo trật tự của tự nhiên phải là sản phẩm của một Đấng Tạo hoá siêu nhân. Ông cho rằng Chúa tồn tại mọi nơi và mọi lúc. Theo ông, Chúa sẽ thỉnh thoảng nhúng tay vào sự vận hồi của thế gian để giữ gìn trật tự.
Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay.
Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết:
Nature and Nature's laws lay hid in night
God said, Let Newton be!
and all was light Tự nhiên im lìm trong bóng tối
Chúa bảo rằng Newton ra đời!
Và ánh sáng bừng lên khắp lối
Tiểu sử


Quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica của Newton
Isaac Newton sinh ra tại một ngôi nhà ở Woolsthorpe, gần Grantham ở Lincolnshire, Anh, vào ngày 25 tháng 12 năm 1642 (4 tháng 1, 1643 theo lịch mới). Ông chưa một lần nhìn thấy mặt cha, do cha ông, một nông dân cũng tên là Isaac Newton, mất trước khi ông sinh ra không lâu. Sống không hạnh phúc với bố dượng từ nhỏ, Newton bắt đầu những năm học phổ thông trầm uất, xa nhà và bị gián đoạn bởi các biến cố gia đình. May mắn là do không có khả năng điều hành tài chính trong vai anh cả sau khi bố dượng mất, ông tiếp tục được cho học đại học (trường Trinity College Cambridge) sau phổ thông vào năm 1661, sử dụng học bổng của trường với điều kiện phải phục dịch các học sinh đóng học phí.
Mục tiêu ban đầu của Newton tại Đại học Cambridge là tấm bằng luật sư với chương trình nặng về triết học của Aristotle, nhưng ông nhanh chóng bị cuốn hút bởi toán học của Descartes, thiên văn học của Galileo và cả quang học của Kepler. Ông đã viết trong thời gian này: "Plato là bạn của tôi, Aristotle là bạn của tôi, nhưng sự thật mới là người bạn thân thiết nhất của tôi". Tuy nhiên, đa phần kiến thức toán học cao cấp nhất thời bấy giờ, Newton tiếp cận được là nhờ đọc thêm sách, đặc biệt là từ sau năm 1663, gồm các cuốn Elements của Euclid, Clavis Mathematica của William Oughtred, La Géométrie của Descartes, Geometria a Renato Des Cartes của Frans van Schooten, Algebra của Wallis và các công trình của François Viète.
Ngay sau khi nhận bằng tốt nghiệp, năm 1665, ông phải trở về nhà 2 năm vì trường đóng cửa do bệnh dịch hạch lan truyền. Hai năm này chứng kiến một loạt các phát triển quan trọng của Newton với phương pháp tính vi phân và tích phân hoàn toàn mới, thống nhất và đơn giản hoá nhiều phương pháp tính khác nhau thời bấy giờ để giải quyết những bài toán có vẻ không liên quan trực tiếp đến nhau như tìm diện tích, tìm tiếp tuyến, độ dài đường cong và cực trị của hàm. Tài năng toán học của ông nhanh chóng được hiệu trưởng của Cambridge nhận ra khi trường mở cửa trở lại. Ông được nhận làm giảng viên của trường năm 1670, sau khi hoàn thành thạc sĩ, và bắt đầu nghiên cứu và giảng về quang học. Ông lần đầu chứng minh ánh sáng trắng thực ra được tạo thành bởi nhiều màu sắc, và đưa ra cải tiến cho kính thiên văn sử dụng gương thay thấu kính để hạn chế sự nhoè ảnh do tán sắc ánh sáng qua thuỷ tinh.
Newton được bầu vào Hội Khoa học Hoàng gia Anh năm 1672 và bắt đầu vấp phải các phản bác từ Huygens và Hooke về lý thuyết hạt ánh sáng của ông. Lý thuyết về màu sắc ánh sáng của ông cũng bị một tác giả phản bác và cuộc tranh cãi đã dẫn đến suy sụp tinh thần cho Newton vào năm 1678. Năm 1679 Newton và Hooke tham gia vào một cuộc tranh luận mới về quỹ đạo của thiên thể trong trọng trường. Năm 1684, Halley thuyết phục được Newton xuất bản các tính toán sau cuộc tranh luận này trong quyển Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý của Triết lý về Tự Nhiên). Quyển sách đã mang lại cho Newton tiếng tăm vượt ra ngoài nước Anh, đến châu Âu.
Năm 1685, chính trị nước Anh thay đổi dưới sự trị vì của James II, và trường Cambridge phải tuân thủ những điều luật phi lý như buộc phải cấp bằng cho giáo chủ không thông qua thi cử. Newton kịch liệt phản đối những can thiệp này và sau khi James bị William III đánh bại, Newton được bầu vào Nghị viện Anh nhờ những đấu tranh chính trị của ông.
Năm 1693, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 31 tháng 3 năm 1727 tại Luân Đôn.
Nghiên cứu khoa học
Quang học


Quyển Opticks của Newton
Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng.
Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu.
10 sự thật chưa kể về Issac Newton
(Dân trí) - Không phủ nhận Issac Newton là nhà khoa học đại tài, người đặt nền móng cho ngành cơ học, quang học và vật lý cổ điển. Tuy nhiên có những bí mật về ông mà không phải ai cũng biết: suýt trở thành nông dân, là nhà giả kim bí mật, cuồng tín Kinh Thánh, và còn nhiều hơn thế nữa...
1. Bé Newton suýt chết yểu

Năm 1642, đúng vào năm nhà vật lý Galileo Galilei qua đời, bé Isaac Newton chào đời sớm hơn dự kiến đúng vào ngày Giáng Sinh. Được đặt theo tên cha, người đã mất cách đó hơn 3 tháng, Isaac ốm yếu và bé nhỏ đến mức có thể đặt vừa vào trong cái bình 1,5 lít - theo lời thân mẫu ông kể lại.

2. Newton suýt làm nông dân

Sinh ra trong 1 gia đình làm nghề nông, năm 17 tuổi Newton sém chút nữa thì nghe lời mẹ, bỏ học để chăm nom trang trại gia đình. May mắn làm sao, cậu chàng này không có bàn tay chăn nuôi trồng trọt. Chẳng lâu sau đó, ông chú Newton đã thuyết phục được mẹ cậu cho con trai đến học trường Trinity ở Cambridge.

3. Sự thật về Newton và quả táo

Theo câu chuyện nổi tiếng do nhà văn Pháp Voltaire kể lại: một lần đi dạo trong vườn nhà ở dinh thự Woolsthorpe, Newton bị một quả táo rơi trúng đầu và từ đó nảy ra thuyết “Vạn vật hấp dẫn”. Kỳ thực lúc đó, Newton đang ngồi trong nhà nhìn ra ngoài cửa sổ thì nhìn thấy táo rơi.




Hậu duệ của cây táo Newton trứ danh tại dinh thự Woolsthorpe (nay đã trở thành di tích lịch sử)

4. Newton “giấu” các công trình nghiên cứu

Newton sớm bộc lộ tài năng xuất chúng từ khi còn rất trẻ, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 21 đến năm 27 tuổi, ông gần như không tiết lộ bất cứ công trình nghiên cứu nào của mình.

Điều này dẫn đến nhiều rắc rối xung quanh việc chứng thực tác giả sau này. Ví dụ như khi nhà toán học Gottfried Leibniz công bố công trình nghiên cứu về số vi phân và tích phân, Newton bèn lên tiếng phản đối rằng: chính ông mới là người phát minh ra nó cách đây rất nhiều năm nhưng không xuất bản. Sự kiện này trở thành một trong những tranh cãi rùm beng nhất trong lịch sử toán học: ai mới là tác giả thực sự của phép toán vi phân?

5. Newton sùng đạo...

Rất nhiều người đã sử dụng Định luật Chuyển động và Định luật vạn vật hấp dẫn để bác bỏ sự tồn tại của Chúa trời. Tuy nhiên, chính bản thân tác giả lại viết:

“Lực hút Trái đất chỉ giải thích sự chuyển động của các hành tinh nhưng không thể làm rõ ai, khi nào và bằng cách nào đã đưa các hành tinh vào vị trí chuyển động như vậy. Chính Chúa trời là người điều khiển và sắp đặt vạn vật. Người là bất diệt, là vĩnh cửu...”.

6. ... nhưng lại hờ hững với Quỷ Satan

Dù mang niềm tin mãnh liệt với tôn giáo nhưng Newton lại phản đối kịch liệt những thuyết giáo liên quan đến ma quỷ, linh hồn. Điều này có vẻ đi ngược với xu hướng chung của thời đại: vào thế kỷ 17, phần lớn các học giả và giới trí thức châu Âu đều tin Santan là có thật, họ coi sự bất kính của Newton là một hành động báng bổ.

7. Newton bị ám ảnh bởi Kinh Thánh

Kinh Thánh là đam mê lớn nhất trong cuộc đời Newton, thậm chí còn lớn hơn cả các ngành khoa học và nghiên cứu. Trên thực tế, ông đã tính ra ngày hành hình Chúa Jesu chính xác là vào mùng 3 tháng 4 năm 33 sau Công nguyên, và ngày sớm nhất nhân loại cận kề nguy cơ diệt vong là năm 2060 sau Công nguyên.




Theo tiên đoán của Newton, vào năm 2060 nhân loại có nguy cơ đối mặt với Ngày Tận Thế

“Sấm truyền” này có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên ít nhất một tiên đoán của ông đã trở thành sự thật: người Do Thái đã trở về mảnh đất Israel.

8. Newton từng là nhà giả kim

Các nghiên cứu về thuật giả kim (biến kim loại thành vàng) của Newton được ông giấu kín suốt cuộc đời, bởi theo đạo luật năm 1404 ở Anh, việc sản xuất vàng và bạc trái phép bị có thể bị khép vào trọng tội.




Một bản nháp về thuật giả kim của Newton

9. Nhà chức trách chống hàng giả

Năm 1696, Newton đảm nhận vị trí giám sát trong Bộ Ngân khố Anh và được giao trách nhiệm bài trừ hàng giả.

Có vẻ như nhà khoa học rất hăng say với công việc này: đích thân ông cải trang và lê la tới khắp các quán bar để truy tìm bằng chứng. Kết quả, ông đã khiến 10 tên làm bạc giả khét tiếng phải cúi đầu nhận tội.

10. Newton - chính trị gia kiệm lời

Năm 1689, Newton được bổ nhiệm vào nghị viện Anh và thực hiện bổn phận đó đúng một năm tròn. Suốt thời gian này, người ta thấy ông nói đúng 1 câu duy nhất: (với người phục vụ trong quốc hội) “Làm ơn đóng cái cửa sổ lộng gió kia hộ tôi”.

nguồn: Wikipedi

Định Lí Lớn của Fermat

Định lý lớn Fermat
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Pierre de Fermat
Phương trình

Định lý cuối của Fermat (hay còn gọi là Định lý lớn Fermat) là một trong những định lý nổi tiếng trong lịch sử toán học. Định lý này phát biểu như sau:

Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.

Định lý này đã làm hao mòn không biết bao bộ óc vĩ đại của các nhà toán học lừng danh trong gần 4 thế kỉ. Cuối cùng nó được chứng minh bởi Andrew Wiles năm 1993 sau gần 8 năm ròng nghiên cứu, phát triển chứng minh các giả thiết có liên quan.Giả thiết Fermat

Fermat viết lại trên lề một cuốn sách rằng ông có cách giải rất hay, nhưng vì lề sách bé quá không đủ chỗ để viết.
Bài toán II.8 trong Arithmetica của Diophantus, với chú giải của Fermat và sau đó trở thành định lý Fermat cuối cùng (ấn bản 1670)
[sửa] Lịch sử chứng minh định lý lớn Fermat

Cho tới đầu thế kỷ 20 các nhà toán học chỉ chứng minh định lý này là dúng với n=3, 4, 5, 7 và các bội số của nó. Nhà toán học người Đức Ernst Kummer đã chứng minh định lý này là đúng với mọi số nguyên tố tới 100 (trừ 3 Số nguyên tố phi chính quy là 37, 59, 67).
[sửa] Quá trình giải của Andrew Wiles

* Tháng 5 năm 1993, "crucial breakthrough", Wiles khoe với phu nhân là đã giải được rồi.
* Tháng 6 năm 1993, "Elliptic Curves and Modular Forms", Wiles lần đầu tiên công bố là ông đã giải được Định lý lớn Fermat.
* Tháng 7-8 năm 1993, Nick Katz (đồng nghiệp) trao đổi email với Wiles về những điểm chưa hiểu rõ, trong đó nhắc rằng trong chứng minh của ông có 1 sai lầm căn bản.
* Tháng 9 năm 1993, Wiles nhận ra chỗ sai và cố gắng sửa. Sinh nhật phu nhân ngày 6 tháng 10, bà nói chỉ cần quà sinh nhật là một chứng minh đúng. Wiles cố hết sức nhưng không làm được.
* Tháng 11 năm 1993, ông gởi email công bố là có trục trặc trong phần đó của chứng minh.
* Sau nhiều tháng thất bại, Wiles sắp chịu thua. Trong tuyệt vọng, ông yêu cầu giúp đỡ. Richard Taylor, một sinh viên cũ của ông, tới Princeton cùng nghiên cứu với ông.

Andrew Wiles

* Ba tháng đầu 1994, ông cùng Taylor tìm mọi cách sửa chữa vấn đề nhưng vô hiệu.
* Tháng 9 năm 1994, ông quay lại nghiên cứu một vấn đề căn bản mà chứng minh của ông được dựa trên đó
* Ngày 19 tháng 9 năm 1994 phát hiện cách sửa chữa chỗ trục trặc đơn giản và đẹp, dựa trên một cố gắng chứng minh đã làm 3 năm trước. Sau khi coi lại cẩn thận, ông mừng rỡ nói với phu nhân là đã làm được.
* Tháng 5 năm 1995 đăng lời giải trên Annals of Mathematics (Đại học Princeton).
* Tháng 8 năm 1995 hội thảo ở Đại học Boston, giới toán học công nhận chứng minh là đúng.

Helen G. Grundman, giáo sư toán trường Bryn Mawr College, đánh giá tình hình của cách chứng minh đó như sau:

"Tôi nghĩ là ta có thể nói, vâng, các nhà toán học hiện nay đã bằng lòng với cách chứng minh Định lý lớn Fermat đó. Tuy nhiên, một số sẽ cho là chứng minh đó của một mình Wiles mà thôi. Thật ra chứng minh đó là công trình của nhiều người. Wiles đã có đóng góp đáng kể và là người kết hợp các công trình lại với nhau thành cái mà ông đã nghĩ là một cách chứng minh. Mặc dù cố gắng khởi đầu của ông được phát hiện sau đó là có sai lầm, Wiles và người phụ tá Richard Taylor đã sửa lại được, và nay đó là cái mà ta tin là cách chứng minh đúng Định lý lớn Fermat."
"Chứng minh mà ta biết hiện nay đòi hỏi sự phát triển của cả một lãnh vực toán học chưa đuợc biết tới vào thời Fermat. Bản thân định lý được phát biểu rất dễ dàng và vì vậy xem ra có vẻ đơn giản một cách giả tạo; bạn không cần biết rất nhiều về toán để hiểu bài toán. Tuy nhiên, để rồi nhận ra rằng, theo kiến thức tốt nhất của bạn, cần phải biết rất nhiều về toán mới có thể giải được nó. Vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp rằng liệu có hay không một cách chứng minh Định lý lớn Fermat mà chỉ liên quan tới toán học và các phương pháp đã có vào thời Fermat. Chúng ta không có cách nào trả lời trừ phi ai đó tìm ra một chứng minh như vậy."
Nguồng: wikipedia

Nhà Toàn Học Pierre de Fermat

Nhắc đến Fermat, người ta thường nói rằng đó là một nhà toán học vĩ đại. Song chính ông lại không lấy đó làm nghề chính thức.

Tiểu sử nhà toán học người Pháp (1601-1665) cho biết ông xuất thân từ gia đình thương nhân khá giả. Fermat học ở Toulouse và lấy bằng cử nhân luật dân sự rồi làm chánh án. Chỉ trừ gia đình và bạn bè tâm giao, chẳng ai biết ông vô cùng say mê toán. Mãi sau khi Pierre de Fermat mất, người con trai mới in dần các công trình của cha kể từ năm 1670. Năm 1896, hầu hết các tác phẩm của Fermat được ấn hành thành 4 tập dày. Qua đó, người đời vô cùng ngạc nhiên và khâm phục trước sức đóng góp dồi dào của ông. Chính ông là người sáng lập lý thuyết số hiện đại, trong đó có 2 định lý nổi bật: định lý nhỏ Fermat và định lý lớn Fermat.

Trong hình học, ông phát triển phương pháp tọa độ, lập phương trình đường thẳng và các đường cong bậc hai rồi chứng minh rằng các đường cong nọ chính là các thiết diện cônic. Trong giải tích, ông nêu các quy tắc lấy đạo hàm của hàm mũ với số mũ tỷ bất kỳ, tìm cực trị, tính tích phân những hàm mũ với số mũ phân số và số mũ âm. Nguyên lý Fermat về truyền sáng lại là một định luật quan trọng của quang học.

Dù hoạt động khoa học kiên trì và giàu nhiệt huyết, đem lại nhiều thành quả to lớn như vậy, nhưng éo le thay, Pierre de Fermat bình sinh chẳng thể lấy việc nghiên cứu toán làm nghề chính thức.
nguồn : Vietbao.net

Nhà Toán Học ơ-le(Thụy Sĩ)

Leonard Euler (1707 – 1783)




Leonhard Euler là nhà khoa học lỗi lạc người Thuỵ Sĩ, sinh ngày 15 tháng 4 năm 1707 tại thành phố Basel.

Hồi còn học ở trường Trung học, Euler đã được nhà toán học Johann Bernoulli chú ý và mỗi tuần giảng thêm cho ông một bài.

Euler được nhận bằng giáo sư lúc mới mười bảy tuổi.


Ông đã có những công trình xuất sắc về toàn học, như "đường tròn Euler" (đường tròn đi qua trung điểm các cạnh, chân các đường cao và trung điểm các đoạn thẳng nối các đỉnh của tam giác với trực tâm), định lí Euler về sự liên hệ giữa số đỉnh, cạnh và mặt trong một đa diện lồi... Ông cũng là người sáng tạo ra nhiều kí hiệu toán học vẫn được dùng đến ngày nay, như số π, sin, cos, tg, cotg, Δx (số gia), Σ (tổng), f(x) (hàm f của x), v.v... Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp về cơ học, thiên văn học, thuỷ động học, giao thông đường thuỷ...

Là một nhà bác học lớn, nhưng ông không tìm được việc ở thành phố quê hương Basel. Suốt đời ông phải lưu lạc ở nước Nga và nước Đức. Ông là viện sĩ các Viện Hàn lâm khoa học Basel (Thuỵ Sĩ), Petersbourg (Nga), London (Anh), Paris (Pháp).

Trí nhớ thần đồng

Euler là người có một trí nhớ lạ kì. Hồi còn nhỏ, Euler có học thuộc cuốn Eneide của thi sĩ Virgile người Italia. Sau đó, ông không có dịp nào đọc lại nữa, nhưng mãi về sau này, bất cứ lúc nào ông cũng có thể đọc lại từ dòng đầu tới dòng cuối của bất kì trang nào trong cuốn sách đó.

Trong một đêm mất ngủ, ông đã tính nhẩm trong óc tới luỹ thừa sáu của một trăm số đầu và cho tới lúc chết ông vẫn nhớ và vận dụng những kết quả tìm được.

Chính nhờ có trí nhớ và tài tính nhẩm phi thường, không phải chỉ đối với số học mà cả đại số cao cấp nữa, Euler nắm rất vững vàng những công thức toán học chủ yếu của thời đó.

Ngoài ra, ông còn thông thạo tiếng Latin, Hi Lạp và Do Thái cổ.

Lúc này, chân trời khoa học rộng mở trước mắt Euler. Năm mười ba tuổi, Euler đã trở thành sinh viên khoa triết học mới thành lập của trường Đại học Basel. Ở đây, thời gian rỗi rãi Euler lại đến nghe những bài giảng về toán học, một môn học mà ông ham thích, do một thành viên của gia đình Bernoulli nổi tiếng là Johann thuyết trình. Johann Bernoulli tức khắc nhận ra thiên tài đặc biệt của Euler, quyết tâm hướng dẫn cho Euler học tập bằng cách mời cậu học trò đến nhà mình học thêm. Phương pháp của Johann không dạy trực tiếp Euler, mà bắt Euler tự học lấy thật cẩn thận những cuốn sách rất khó về toán học, và cứ mỗi ngày thứ bảy lại đến gặp giáo sư để hỏi về những chỗ chưa hiểu trong các phần đã đọc được. Thời gian trôi đi đều đặn, mỗi ngày thứ bảy lại đánh dấu lúc Euler bước lên một bậc thang toán học cao hơn. Euler rất say mê và sung sướng với cách học như thế, sau này có ghi lại như sau: "Điều đó giúp tôi mau chóng đạt được mục đích mong muốn. Mỗi lần giáo sư giúp tôi loại bỏ một vướng mắc, thì lập tức tôi vượt qua được hàng chục chướng ngại khác. Tất nhiên đó là phương pháp tốt nhất để đạt được những thành tựu khả quan trong toán học".

Một ngày đêm hoàn thành công việc của cả ba tháng

Năm 20 tuổi, Euler đến làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Petersbourg vừa mới thành lập. Tám năm sau, khi Viện phải tiến hành những tính toán thiên văn để thiết lập bản đồ. Các viện sĩ cho rằng, công việc này ít ra cũng phải làm trong ba tháng mới xong. Nhưng Euler đã đứng ra đảm nhận trong thời hạn ba ngày. Những người có mặt ở đó cất tiếng xì xào:

– Vô lí! Công việc trong ba tháng làm sao lại có thể hoàn thành trong ba ngày được?

Euler khiêm tốn đáp:

– Rất mong Viện cho tôi làm thử. Nếu sau ba ngày không xong tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nhưng rồi chỉ một ngày một đêm sau, Euler đã tới Viện. Vừa trông thấy ông, chưa chi ông chủ tịch Viện Hàn lâm đã hỏi ngay:

– Giờ chắc ông đã thấy rõ không thể hoàn thành được việc tính toán thiên văn để thiết lập bản đồ trong ba ngày chứ?

Leonhard Euler điềm đạm đáp:

– Thưa ông, tôi đã làm xong cả rồi!

Ông chủ tịch Viện Hàn lâm vừa kinh ngạc vừa vui mừng lộ trên nét mặt.

Song, để có được một kì công như thế, Euler đã phải làm việc hết sức tập trung và cực kì căng thẳng, cho nên ông đã bị hỏng mất mắt phải.

Năm 34 tuổi, Euler trở về làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Berlin theo yêu cầu của vua Friedrich II. Ở đây, ông đã cống hiến toàn bộ sức lực cho khoa học, ngày đêm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, tham gia công tác lãnh đạo giới toán học, góp phần quản lí Viện Hàn lâm. Trong thời gian này, Euler làm việc rất có kết quả và đã trở thành nhà toán học bậc thầy của cả châu Âu.

Lúc đã gần 60 tuổi, theo sự thoả thuận với Nữ hoàng Nga Katerina II, Euler đến Petersbourg lần thứ hai. Bốn năm sau, do ngày đêm làm việc quên mình, con mắt còn lại của Euler tiếp tục bị hỏng. Thêm vào đó, một loạt bất hạnh khác đã xảy đến với Euler: nhà cháy, mất sạch của cải, người vợ thân yêu của ông qua đời. Song, những tổn thất về vật chất và tinh thần đó, cùng với sự giảm sút sức khoẻ của tuổi già vẫn không ảnh hưởng tới sức sáng tạo và năng suất lao động của ông. Không còn nhìn rõ được, ông đọc cho người khác viết hết công trình này đến công trình khác.

Lúc đã về già, do làm việc quá sức, Euler bị ốm yếu luôn. Một hôm, ông đang ngồi sưởi nắng ngoài vườn, ông chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Petersbourg bước tới:

– Thưa ngài, chúng tôi muốn yêu cầu ngài một việc. Trước khi ngài bước sang thế giới bên kia, liệu ngài có thể để lại cho chúng tôi một số công trình của ngài để đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm trong suốt 20 năm sau được không?

Euler khẽ gật đầu:

– Tôi có thể nhận được việc đó. Và dĩ nhiên là những công trình chưa công bố.

Quả nhiên, Euler giữ đúng lời hứa. Ông mất năm 1783 mà 80 năm sau, tạp chí của Viện mới in hết những công trình của ông.

Người ta đã tính ra rằng, trong suốt cuộc đời 76 năm của mình, Leonhard Euler đã để lại tất cả những công trình có thể in thành... 69 tập, mỗi tập khoảng 600 trang.

Khi Euler còn sống, có người đã hỏi ông:

– Xin ngài làm ơn cho biết, ngài đã viết nên những công trình bất hủ của mình vào những lúc nào?

Euler cười đáp:

– Ông hỏi tôi viết ra những công trình ấy vào những lúc nào ư? Rất bình thường thôi! Khi thì tôi đang ẵm một cháu ngồi trên đùi và những cháu khác quây quần xung quanh, có khi tôi ôm con mèo trên vai... Kể ra cũng tự nhiên thôi!

Có thể nói, Euler là một trong những nhà toán học vĩ đại, có thể làm việc bất cứ lúc nào trong bất cứ điều kiện nào!

Đánh giá về những công trình của Euler, nhà triết học duy vật nổi tiếng người Pháp Diderot đã viết đại ý là ông sẵn sàng đánh đổi tất cả những điều ông đã xây dựng được "để lấy một trang trong những tác phẩm của ngài Euler". Còn D'Alembert trong một bức thư gửi Lagrange đã gọi Euler là "ce diable d'homme" ("con người quái kiệt đó") dường như muốn nói rằng những điều mà Euler làm được vượt quá sức của con người!

Ngừng tính toán

Ngày 18 tháng 9 năm 1783. Trời đã xế chiều. Như thường lệ, Euler ngồi trước một tấm bảng. Ông đang tính toán về luật rơi xuống của khinh khí cầu. Sau đó ông ăn cơm cùng với nhà thiên văn Nga A.I.Leksel và gia đình.

Một lát sau, ông cho gọi một đứa cháu nội tới. Trong khi ông vừa uống trà, vừa vui đùa với cháu thì ông bị ngất, cái tẩu đã rời khỏi tay. Ông chỉ kịp nói: "Ta chết đây!".

Cái chết đến nhanh như chớp và ông đã ra đi, đồng thời cũng là lúc ông ngừng tính toán...

Euler thọ 76 tuổi 5 tháng 2 ngày. Ông được an táng tại nghĩa trang Tân giáo Xmolen ở Petersbourg. Trên mộ ông có một đài kỉ niệm bằng đá hoa cương Phần Lan màu xám với hàng chữ giản dị: LEONHARDO EULERO (tên của LEONHARD EULER đã Latin hoá và được ghi trên lăng mộ của ông).

[THẾ TRƯỜNG,
Lời trối trăng của danh nhân (tập 1),
NXB. Thanh Niên, 2 – 2001, trang 143 – 148]

Nhà Khoa Học Trần Đại Nghĩa

Trần Đại Nghĩa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm


GS.VS Trần Đại Nghĩa
Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (13 tháng 9 năm 1913–9 tháng 8 năm 1997) là một kỹ sư quân sự, một nhà khoa học lớn, cũng như một nhà quản lý khoa học kỹ thuật cấp cao, cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Cuộc đời
• 2 Hình ảnh công cộng
• 3 Tham khảo
• 4 Liên kết ngoài

[sửa] Cuộc đời
Ông tên thật Phạm Quang Lễ, sinh năm 1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Mồ côi cha lúc 6 tuổi, ông được mẹ và chị gái đã tần tảo nuôi dưỡng cho ăn học. Giữa 1933, Phạm Quang Lễ đã thi đỗ đầu hai bằng tú tài: Tú tài Việt và Tú tài Tây. Nhưng vì nhà nghèo, không có tiền đi Hà Nội để học tiếp, Phạm Quang Lễ quyết định đi làm giúp mẹ, giúp chị và nuôi chí vươn lên, chờ thời cơ.
Năm 1935, ông đi du học Pháp và tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân toán học tại các trường: Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó ông ở lại Pháp làm việc tại Viện nghiên cứu máy bay. Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.
Tháng 5 năm 1946, Hồ Chí Minh qua Pháp thương thuyết với Bộ trưởng Thuộc địa Marius Moutet. Ông theo Hồ Chí Minh về nước, tham gia tổ chức, chế tạo vũ khí cho quân đội tại núi rừng Việt Bắc. Ngày 5 tháng 12 năm đó, Hồ Chí Minh đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa và trực tiếp giao cho ông làm Cục trưởng Cục Quân giới (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam) kiêm Giám đốc Nha nghiên cứu Quân giới (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự), Bộ Tổng tư lệnh Quân đội.
Ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục pháo binh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết Cơ bản Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam (nhiệm kỳ 1983-1988), Hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá II, III.
Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên năm 1948. Ông đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng lao động (tại đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên năm 1952).
6 tháng 3 năm 1956, Bộ trưởng Giáo dục quốc gia Nguyễn Văn Huyên ký nghị định số 147/NĐ về việc thành lập trường Đại học Chuyên nghiệp Bách khoa và ông được bổ nhiệm làm giám đốc.
Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về Cụm công trình nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo vũ khí (Bazooka, súng SKZ, đạn bay) trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945-1954. Các công trình nghiên cứu của ông được quốc tế đánh giá cao, được ứng dụng rộng rãi trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và là nỗi kinh hoàng của quân đội đối phương[cần dẫn nguồn]. Trong tác phẩm Street Without Joy, trang 237, của Bernard B. Fall có viết về súng SKZ của ông như sau "...and the feared Viet-Minh SKZ recoilless cannon oppened up at minimum range upon the "soft" vehicles..."
Năm 1966, ông được bầu làm Viện sỹ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Những năm cuối đời, ông cùng gia đình trở về quê hương miền Nam, sinh sống tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất vào 16 giờ 20 phút ngày 9 tháng 8 năm 1997, hưởng thọ 85 tuổi.
[sửa] Hình ảnh công cộng
Cuối tháng 8 năm 2007, Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội đã quyết định đặt tên của ông cho một con đường mới của thủ đô. Phố Trần Đại Nghĩa nối phố Lê Thanh Nghị với đường Đại Cồ Việt, song song với phố Tạ Quang Bửu và đi qua cổng phía đông của các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng. Đây là một ghi nhận của TP.Hà Nội với những công lao to lớn của ông cho ngành khoa học kỹ thuật và giáo dục Việt Nam. Tại TP Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông nối liền từ Núi Ngũ Hành Sơn (cuối đường Lê Văn Hiến) đến địa phận tỉnh Quảng Nam (đường vào Phố cổ Hội An. Hiện nay (năm 2009) con đường này đang được mở rộng 48m.
Trước đó, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đặt tên của ông cho một con đường tại quận Bình Tân, đi từ Quốc lộ 1 (gần vòng xoay An Lạc) vào khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Ngoài ra tên của ông còn được đặt cho một số trường học trên cả nước, trong đó có trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa ở TPHCM.
Nguồn: wikipedia.org/.

Nhà Toán Học Pithagore

Nhà toán học PYTHAGORE



PYTHAGORE (580-500 Tr. CN)
Pythagore (Patigo) sinh vào khoảng 580-500 Tr. C.N. người Hy Lạp, quê ở đảo Sa.rnos, một trung tâm thương mại và văn hóa thời bấy giờ. Tương truyền rằng thời trai trẻ ông đi du lịch nhiêu nơi ờ ấn Độ, Ai Cập, Babylone để học tập nền ván hóa cổ ờ các nước.

Tuổi ngoài 50, ông mới trở về châu Au định cư ở một hệ cảng và là trung tâm văn hóa ở tận cùng miên Nam bán đảo ngựa. Tại đây, ông mở trường dạy Triết học, Thần học, Đạo đức học, toán học trong vòng 30 năm. Vào cuối đời, trong một đêm biếnđộng chính trị và xã hội của phong trào
quần chúng, trường bị .đốt cháy, cụ già Pythagore ngợm 80 tuổi bị chết trong đám lửa. Sau đó, các học trò của ông tản mạn sang Hy Lạp mở các trường dạy chủ yếu vê số học, hình học tạo nên trường phái Pythagore.

Sự liên hệ giữa các cạnh của một tam giác vuông (a + b = c ) đã được nêu ra trước Pythagore khoảng 1000 năm, vào thời cổ Bnhylone, nhưng Pythagore đá có công chứng minh định lý đó và mở rộng phạm vi áp dụng nó đế giải nhiều bài toán về lý thuyết và thực tiễn. Nó là chìa khóa để xây dựng nhiêu định lý khác trong hình học nhờ vận dụng định lý Pythagore ta tìm được nhiêu hệ thức lượng trong các hình. Việc tinh cạnh của tam giác thường, chiêu cao, trung tuyến, của tam giác, đường chéo của hình bình hành đều đưa vào định lý Pythagore. Ngoài ra, trên cơ sở của định lý Pythagore các nhà toán học về sau đã xây dựng được một số các bài toán mới có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Đó là việc tìm các số Pythagore và giải bài toán Fermat mà ta đã biết. Pythagure là người đâu tiên chỉ ra rằng:
Tổn các góc trong của tam giác bằng 180°
Mặt phẳng có thể phủ kín bằng những tam giác đều ghép kề với những hình vuông và hình lục giác đều có cạnh bằng nhau.
Ông cũng đã đùng phương pháp hình học để chứng minh rằng:
Tổng cục số lé liên tiếp thì bàng một số chính phương
(1 + 3 = 4; 1 + 3 + 5 = 9; 1 + 3 + 5 + 7 = 16,...).
- Hiệu bình phương của hệ số nguyên liên tiếp thì bằng một số lẻ
(22 - 12 = 3; 32 - 22 = 5; 42 - 32 = 7...).
Ngoài ra, ông còn nghiên cứu về các đa diện đều trong không gian ba chiêu như tử diện đều, lục diện đều, khối lập phương, bát diện đều v.v...
Trong một thời gian dài, loài người mới chỉ biết dùng số nguyên, số hữu tỷchứ chưa có khái niệm về số vô tỷ. Từ các số tự nhiên 1, 2, 3,... ông đi đến các số hữu tỷ và khẳng định rằng với các số hữu tỷ ta có thể biểu diễn mọi số. Thế nhưng khi phải tinh căn bậc hai của 2 ông đã không thể ' biểu diễn nó bằng một số hữu tỷ nào. Pythagore cũng nghiên cứu cả kiến trúc và thiên văn. ông cho rằng Trái đất là hình cầu ở tâm của Vũ trụ Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh đều quay quanh Trái đất và cô chuyển động riêng biệt, khác với chuyển động của các định tinh.
Pythagore viết nhiêu văn thơ. ông đã đê ra những phương châm hành .động và xử thế như sau:
- Hãy chỉ làm những việc mà sau đó mình không hối hận và bọn mình không bươn lòng.
- Hãy sống giản dị, không xa hơn.
- Đừng nhắm mắt ngủ nếu chưa son lại tất cả cứ việc đã làm trong ngày qua.
- Chớ coi thường sức khỏe, hãy cung cấp cho cơ thể thật đúng lúc. đồ ăn, thức uống và những sự luyện tập cần thiết.
Trường phái Pythagore cũng nghiêncứu âm nhạc. Họ giải thích rằng độ cao âm thanh của một sợi dây phụ thuộc vào chiêu đài của dây ấy. Theo truyền thuyết, Pythagore đi qua xưởng rèn, nghe các âm thanh có độ cao khác nhau đó tiếng đập khác nhau của búa gây ra. Từ đó ông nghĩ rằng với dây đàn thi độ cao âm thanh tỉ lệ nghịch với chiêu dài của dây ấy Với ba sợi dây đàn ta có thể nghe được một hợp âm cân đối và dễ nghe nếu chiều dài của dây tỉ lệ với 6, 4, 3. Từ đó Pythagore kết luận rằng mọi sự cân đối đều phụ thuộc vào các số, và số bao giờ các hiện tượng. Trước khi qua đời, Pythagore còn dặn lại học trò của mình hãy nghiên cứu âm nhạc và số học.

Nguồn: wikipedia.org/.

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Nhà Toán Học ơ-le

Leonhard Euler sinh ngày 15 tháng 4 năm 1707, là con của một mục sư tại Basel, Thụy Sĩ. Lúc còn nhỏ, ông đã tỏ ra có tài năng trong môn toán học, nhưng cha ông muốn ông học giáo lý và trở thành một mục sư. Năm 1720 Euler bắt đầu học tại Đại học Basel. Tại đây ông được quen với Daniel và Nikolaus Berloulli, và họ đã nhận thấy tài năng toán học của ông. Cha của ông, Paul Euler, đã tham dự một vài bài thuyết giảng toán học của Jakob Bernoulli và kính trọng gia đình ông. Khi Daniel và Nikolaus xin ông cho con ông học môn toán ông bằng lòng và Euler bắt đầu học toán.
Vào năm 1727 Euler được nữ hoàng Nga Ekaterina I mời đến Sankt-Peterburg. Ông trở thành giáo sư vật lý học năm 1730, và cũng dạy toán năm 1733. Euler là người đầu tiên xuất bản một cuốn sách dạy cơ học có phương pháp trong năm 1736: Mechanica sive motus scientia analytice exposita (Chuyển động cơ học được giải thích bởi ngành giải tích). Vì ông quan sát mặt trời nhiều quá, đến năm 1735 mắt phải ông đã bị mù một phần.
Năm 1733 ông kết hôn với Ekaterina (Katharina) Gsell, con gái của giám đốc Viện hàn lâm nghệ thuật. Họ có 13 con, nhưng chỉ có ba người con trai và hai người con gái sống sót. Con cháu của họ giữ những vị trí quan trọng tại Nga trong thế kỷ 19.
Năm 1741 Euler trở thành giám đốc viện toán tại Hàn lâm viện Vương quốc Phổ tại Berlin. Ông viết rất nhiều trong thời gian ở Berlin, nhưng ông không có được địa vị tốt vì nhà vua không xem trọng ông. Vì thế, ông trở về Sankt-Peterburg năm 1766, lúc đó dưới triều Ekaterina II, và sống ở đó cho đến khi mất.
Tuy bị mù hoàn toàn, ông vẫn viết được vì ông có trí nhớ siêu thường và có thể dùng óc để tính toán được. Có chuyện kể rằng có khi ông và người phụ tá của ông tính kết quả của một dãy số với 17 con số và nhận biết được là đáp số của ông và của người phụ tá khác nhau trong con số thứ 50. Khi họ tính lại thì thấy rằng ông đã tính đúng!
Người ta ước tính rằng, phải làm việc 8 giờ một ngày trong suốt 50 năm để có thể ghi chép bằng tay tất cả những công trình của ông. Phải đợi đến năm 1910, mới có một bộ sưu tập, tụ hợp tất cả các công trình này một cách đầy đủ, và nó được chứa trong 70 tập sách. Theo lời kể của Adrien-Marie Legendre, Euler thường hoàn thành một bài chứng minh trong khoảng thời gian gọi dùng cơm tối của mình.
Euler là một người rất sùng đạo. Có một giai thoại phổ biến nói rằng Euler đã thách đố Denis Diderot tại cung điện của Ekaterina Đại đế, "Thưa ngài, cách suy luận do đó Thượng đế tồn tại"; tuy nhiên giai thoại này là sai.
Khi Euler mất, nhà toán học và triết học Hầu tước de Condorcet bình luận "... et il cessa de calculer et de vivre" (và ông ấy đã ngừng tính và ngừng sống).
[sửa] Các khám phá
Euler cùng với Daniel Bernoulli hoàn thành định luật, ở đó phát biểu rằng lực xoắn trên một sợi dây chun mỏng tỉ lệ với độ đàn hồi của vật liệu và mô men quán tính của mặt cắt. Ông đồng thời cũng đưa ra phương trình Euler, một tập hợp các định luật chuyển động trong thủy động lực học, quan hệ trực tiếp với định luật chuyển động của Newton. Những phương trình này có dạng tương đương với các phương trình Navier-Stokes với độ nhớt bằng 0. Đó là một điều thú vị bởi chúng là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của các sóng sốc.
Ông còn có đóng góp to lớn cho thuyết phương trình vi phân. Cụ thể, ông được biết đến nhiều với việc sáng tạo ra một chuỗi các phương pháp tính xấp xỉ, được sử dụng nhiều trong tinh toán. Và phương pháp nổi tiếng nhất trong đó chính là phương pháp Euler.
Trong lý thuyết số ông đã sáng tạo ta hàm totient. Totient φ(n) của một số nguyên dương n được định nghĩa là số các số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng n và nguyên tố cùng nhau với n. Ví dụ φ(8) là 4 số 1, 3, 5, 7 đều là số nguyên tố nhỏ hơn 8.
Trong ngành giải tích, Euler đã tổng hợp hóa tích phân Leibniz với phương pháp tính Newton thành một dạng, gọi là vi phân.
Ông hoàn thành nền móng vào năm 1735 bằng việc giải quyết bài toán Basel, vấn đề đã tồn tại trong một thời gian dài.
,
ở đó ζ(s) là hàm Euler zeta (không nên lầm lẫn với hàm Riemann zeta vốn không hoàn toàn giống nhau ở miền giá trị của x).
Ông còn đưa ra một biểu thức nổi tiếng trong toán học, là sợi dây liên hệ giữa hàm số mũ phức và hàm số lượng giác, hay còn gọi là đồng nhất thức Euler: eiπ + 1 = 0 hay eiθ = cosθ + isinθ
Năm 1735, ông tìm ra hằng số Euler-Mascheroni, được sử dụng rất nhiều trong các phương trình vi phân.

Ông là người cùng khám phá ra công thức Euler-Maclaurin, là một công cụ rất quan trọng trong việc tính toán các tích phân phức tạp, các tổng và chuỗi khó.
Trong hình học và topo đại số có một sợi dây liên kết chính là công thức Euler, ở đó liên hệ giữa các cạnh, đỉnh và mặt của một đa diện. Công thức tổng quát đó là: F - E + V = 2, ở đó F là số mặt, E là số đỉnh và V là số cạnh. Định lý này được áp dụng cho mọi đa diện lồi. Với các đồ thị không phẳng, có một biểu thức tổng quát. Nếu đồ thị có thể được nhúng vào trong một đa tạp M, thì F - E + V = X(M), ở đó X là Đặc trưng Euler của đa tạp, một hằng số ở đó là bất biến với mọi biến dạng liên tục. Đặc trưng Euler của một đa tạp liên thông đơn giản là một hình cầu và một mặt phẳng là 2. Công thức tổng quát với một đồ thị phẳng là: F - E + V - C = 1, ở đó C số thành phần liên thông của đồ thị.
Năm 1736, Euler giải được bài toán nổi tiếng 7 chiếc cầu Königsberg, chính xác hơn, ông chứng minh bài toán không có đáp số. Kết quả được công bố trên bài báo nhan đề Solutio problematis ad geometriam situs pertinentis, và đó chính là ứng dụng sớm nhất của lý thuyết đồ thị hay của topo học.
nguồn: sưu tập

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

tham luận dạy học Toán

KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG DẠY VÀ HỌC
TOÁN Ở KHỐI THI

Giáo viên thực hiện: Đinh Văn Thắng
***
Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hổ trợ cho rất nhiều môn học khác, vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Qua kết quả tốt nghiệp môn Toán năm 2009 – 2010 của Trường THPT Tập Sơn tương đối ổn định so với mặt bằng của tỉnh nên đã đặt ra cho tôi trăn trở: làm cách nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao và giữ vững thành quả đạt được của những năm trước trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thuận lợi và khó khăn của bản thân trong dạy – học môn Toán và các biện pháp đã và sẽ thực hiên trong thời gian tới:
I. Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy - học môn Toán lớp 12 của trường.
1. Thuận lợi:
Được sụ quan tâm và chỉ đạo sát xao của BGH nhà trường
Nhà trường có đội ngũ giáo viên Toán đồng đều về chuyên môn và nhiệt tình trong công tác nhất là giáo viên khối 10
Đa số học sinh có ý thức học tập tốt
2. Khó khăn:
Chương trình sách giáo khoa qua các lần thay đổi đã có nhiều đổi mới, nội dung chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi, có tính thực tiễn, giữa chương trình chuẩn và nâng cao có sự phân hóa rõ ràng. Tuy nhiên cấu trúc chương trình còn nặng về lý thuyết, thời lượng cho luyện tập quá ít gây không ít khó khăn cho thầy và trò. Sự thống nhất giữa các tác giả của hai bộ sách chưa cao, còn một số thuật ngữ và ký hiệu chưa đồng bộ gây khó khăn cho thầy và trò, khi dạy và học.
Giáo viên trong tổ có nhiều đổi mới trong kiểm tra đánh giá nhưng chưa đồng bộ, chưa thật đều tay. Kết quả đánh giá học sinh chưa thể phản ánh đúng thực chất kết quả học sinh do đó kết quả kiểm tra còn sai lệch so với thực tế.
Mặc dù học sinh có ý thức về tầm quan trọng của môn Toán, tuy nhiên chất lượng học tập môn Toán vẫn thật sự chưa đồng đều. Chất lượng chỉ tương đối ổn định ở lớp thuộc ban A. Còn đa số các lớp khác chất lượng thường không đồng đều và ổn định.
3. Nguyên nhân:
+ Học sinh thường mắc phải những sai lầm rất cơ bản do hệ lụy tất yếu của quá trình cho học sinh lên lớp theo chỉ tiêu đề ra, trong suốt 9 năm học không một lần tuyển sinh hoặc thi tốt nghiệp trước khi bước vào bậc THPT là 100% .Cho nên học sinh có quá nhiều lổ hỏng kiến thức vì vậy học sinh dễ chán nản và không ham thích học Toán.
II. Kinh nghiệm của bản thân trong việc dạy học Toán lớp cuối cấp
Là giáo viên khi lên lớp dạy tiết bài tập , tôi đều phải chuẩn bị chu đáo, giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra thuật Toán đơn giản, giúp học sinh từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú giải Toán.
Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học toán
Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học môn Toán ở nhà.
Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ môn thảo luận bàn về những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.
Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách.
Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của học sinh trong quá trình giảng bài nhất là các tiết luyện tập, tiết kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm hạn chế nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong quá trình học. tập và rèn luyện.
Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để học sinh giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết nhiều... làm cho học sinh khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô động lại kiến thức trọng tâm từng bài, để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng.
Dành nhiều thời gian ôn tập và nhắc đi nhắc lại kiến thức trọng tâm nhiều lần nhất là trong các giờ phụ đạo yếu kém.
Cố gắng hình thành thói quen độc lập nhận thức và biện pháp hình thành thói quen độc lập nhận thức của học sinh
Bước 1: Tự học cá nhân
GV hướng dẫn để HS tự học, tự chuẩn bị bài trước ở nhà nhằm hình thành các kỹ năng tự học làm nền tảng cho việc phát huy tính tự học. Cụ thể là GV phổ biến cho HS biết tựa bài, mục tiêu học tập của bài, các nhiệm vụ học tập cụ thể của bài và hướng dẫn cách thức giải quyết các nhiệm vụ học tập ấy.
Bước 2: Hợp tác với bạn, học bạn; hợp tác với thầy, học thầy.
Ở bước này GV là người tổ chức, điều khiển hoạt động học tập hợp tác và thi đua giữa các tổ học tập. Bước này có thể diễn ra trong hay ngoài giờ lên lớp, có hoặc không có sự hiện diện của GV. GV có thể sử dụng điểm số như là một phương tiện tác động vào động cơ có tính chất quan hệ xã hội để khuyến khích tính tích cực học tập của HS.
Bước 3: Tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
Thông qua học tập hợp tác với các bạn trong và ngoài giờ lên lớp, nhờ phương tiện tự kiểm tra như hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS sẽ có dịp tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh kết quả học tập của mình
Giáo viên




Đinh Văn Thắng

Đề Thi Thử số 2 Đại Học(Trường THPT Tập Sơn)

Bộ GD &ĐT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG NĂM 2010
Đề chính thức Môn : Toán Khối : A
thời gian 180 phút không kể thời gain phát đề

A_PHẦN CHUNG : Dành chung cho tất cả thí sinh
Câu 1: (2 điểm) Cho hàm số có đồ thị là (C)
1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ (C)
2.Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết rằng tiếp tuyến đó song song với đường thẳng y = 3x - 1
Câu 2: (2 điểm) 1.Giải phương trình :
2.Giải phương trình :
Câu 3: (1 điểm) Tính tích phân :
Câu 4: (1 điểm) Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy là a. . Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp
Câu 5: (1 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức với x , y là các số dương thỏa mãn
B_PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần I hoặc phần II)
I.Phần dành cho chương trình chuẩn
Câu 6a: (2 điểm)
1.Viết phương trình tiếp tuyến (d) của đường tròn (C): x2 + y2 - 2x + 8y – 1 = 0 biết rằng (d) song song với đường thẳng : 5x + 12y – 6 = 0. Tìm tọa độ các tiếp điểm
2. Trong không gian Oxzy cho 2 đường thẳng
Chứng minh rằng d1 và d2 song song , Viết phương trình mặt phẳng chứa d1 và d2 .
Câu 7a: (1 điểm)
Tìm hệ số của số hạng chứa x37 trong khai triển nhị thức
Biết rằng n là số tự nhiên thỏa
II.Phần dành cho chương trình nâng cao
Câu 6b: (2 điểm)
1.Trong mặt phẳng Oxy viết phương trình đường tròn nội tiếp tam giác ABC biết
điểm A( - 1; 7) ; B( 4; -3) , C(- 4; 1)
2.Trong không gian Oxzy cho 2 đường thẳng Viết phương trình đường thẳng d cắt cả d1 và d2 đồng thời song song với đường thẳng

Câu 7b: (1 điểm)
Tìm hệ số của số hạng chứa x2 khi khai triển
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:………………………………… Số báo danh:……………..
Họ và tên giám thị 1:………………………………..Chũ kí :…………………..
Họ và tên giám thị 1:………………………………..Chũ kí :………………….

Đề Thi Thử số 1 Đại Học(Trường THPT Tập Sơn)

Bộ GD &ĐT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG NĂM 2009
Đề chính thức Môn : Toán Khối : A
thời gian 180 phút không kể thời gain phát đề

A_PHẦN CHUNG : Dành chung cho tất cả thí sinh
Câu 1: (2 điểm)
Cho hàm số có đồ thị là (C)
1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ (C)
2.Tìm m để phương trinh có hai nghiệm phân biệt
Câu 2: (2 điểm)
1.Giải phương trình :
2.Giải phương trình :
Câu 3: (1 điểm)
Tính tích phân :
Câu 4: (1 điểm)
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. SAB là tam giác đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp
Câu 5: (1 điểm)
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
B_PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần I hoặc phần II)
I.Phần dành cho chương trình chuẩn
Câu 6a: (2 điểm)
Trong không gian Oxzy cho A( 2; 3; 2) , B( 6;-1;-2) , C(-1;-4; 3) , D( 1; 6;-5)
1.Tính góc giữa hai đường thẳng AB và CD
2.Tìm tọa độ điểm M thuộc đường thẳng CD sao cho tam giác ABM có chu vi nhỏ nhất
Câu 7a: (1 điểm)
Tính tổng
II.Phần dành cho chương trình nâng cao
Câu 6b: (2 điểm)
1.Lập phương trình chính tắc của parabol (P) có đỉnh O trục đối xứng là Ox và đường thẳng (d):chắn trên (P) một đoạn có độ dài bằng
2.Trong không gian Oxzy cho Tính khoảng cách từ trung điểm I của đoạn BC đến đường thẳng OA
Câu 7b: (1 điểm)
Tính tổng

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:………………………………… Số báo danh:……………..
Họ và tên giám thị 1:………………………………..Chũ kí :…………………..
Họ và tên giám thị 1:………………………………..Chũ kí :………………….

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Biên Bản sinh hoạt lớp chủ nhiệm

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

BIÊN BẢN TIẾP XÚC PHỤ HUYNH HỌC SINH
(v/ v chấp hnh nghim nội qui học sinh)

I/ Thời gian và địa điểm:
Thời gian: ……… giờ ……… phút, ngày ……… tháng ……… năm 2009
Địa điểm: …………………………………………..……… Trường THPT Tập Sơn
II/ Thành phần tham dự:
Ban Giám Hiệu(nếu có): Thầy ……………………………………………………………
Giáo viên chủ nhiệm lớp 123 :Thầy Đinh Văn Thắng
Phụ huynh :………………………………………………..……………………là …………………………………………………………………………………………………………
III/ Nội dung buổi tiếp xúc:
1. GVCN thông qua các mặt vi phạm của học sinh: …………………..……………………….... lớp 123
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Biện pháp giáo dục của GVCN:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Ý kiến của PHHS:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4. Ý kiến của BGH (nếu có):
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………IV/ Thời gian kết thúc: ………….… giờ …………..… phút cùng ngày.

Trà Cú, ngày …… tháng …… năm 2010
Ban Giám Hiệu PHHS kí tên GVCN kí tên




Đinh Văn Thắng
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------
BIÊN BẢN XỬ LÍ HỌC SINH VI PHẠM LỚP 123 TUẦN …….
(v/ v chấp hnh nghim nội qui học sinh)

I/ Thời gian và địa điểm:
1. Thời gian: 11 giờ ……… phút, ngày ……… tháng ……… năm 200….
2. Địa điểm: Lớp 123 Trường THPT Tập Sơn
II/ Thành phần tham dự:
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp 123: Đinh Văn Thắng
2. Học sinh vi phạm:………………………………………………………
3. Học sinh lớp 123 có mặt: ……… HS. Vắng: ……… HS
+ Có phép: ……… HS( ------------------------------------------------------------------------------------)
+ Không phép: ……… HS( -------------------------------------------------------------------------------)
III/ Nội dung xử lí:
1. GVCN thông qua các mặt vi phạm của học sinh: ……………………………………..………... lớp 123
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Biện pháp giáo dục của GVCN:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Ý kiến của tập thể lớp 123:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4. Cam kết của học sinh vi phạm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………IV/ Thời gian kết thúc: …… giờ ……… phút cùng ngày.
Tập Sơn, ngày ….. tháng ….. năm 200…
GVCN(kí tên) Đại diện BCS lớp HS vi phạm Người ghi biên bản kí tên
(kí tên) (kí tên)





Đinh Văn Thắng
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM LỚP 123 TUẦN …….
(v/ v chấp hnh nghim nội qui học sinh)
I/ Thời gian và địa điểm:
1. Thời gian: 10 giờ 45 phút , ngày ……… tháng ……… năm 2010
2. Địa điểm: Lớp 123 Trường THPT Tập Sơn
II/ Thành phần tham dự:
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp 123: Đinh Văn Thắng
2. Học sinh lớp 123 có mặt: ……… HS. Vắng: ……… HS
+ Có phép: ……… HS( …………………………………………………………………………………)
+ Không phép: ……… HS( -…………………………………………………………………………-).
III/ Nội dung:
A. Các tổ báo cáo tình hình học tập trong tuần:
1. Tổ 1:: ………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Tổ 2: ………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Tổ 3:…………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Tổ 4: ………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B. GVCN xử lí HS vi phạm:
1. Về nề nếp
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Về học tập: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
C. GVCN nhận xét các hoạt động trong tuần
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
IV/ Thời gian kết thúc: 11 giờ 30 phút cùng ngày. Trà Cú, ngày ….. tháng ….. năm 2010
GVCN kí tên Đại diện BCS lớp kí tên Người ghi biên bản kí tên


Đinh Văn Thắng

ảnh đẹp


nguồn: 24h.com.vn