Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

tham luận dạy học Toán

KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG DẠY VÀ HỌC
TOÁN Ở KHỐI THI

Giáo viên thực hiện: Đinh Văn Thắng
***
Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hổ trợ cho rất nhiều môn học khác, vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Qua kết quả tốt nghiệp môn Toán năm 2009 – 2010 của Trường THPT Tập Sơn tương đối ổn định so với mặt bằng của tỉnh nên đã đặt ra cho tôi trăn trở: làm cách nào để giảng dạy môn Toán đạt hiệu quả cao và giữ vững thành quả đạt được của những năm trước trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới? Để trả lời câu hỏi trên tôi xin nêu một số thuận lợi và khó khăn của bản thân trong dạy – học môn Toán và các biện pháp đã và sẽ thực hiên trong thời gian tới:
I. Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy - học môn Toán lớp 12 của trường.
1. Thuận lợi:
Được sụ quan tâm và chỉ đạo sát xao của BGH nhà trường
Nhà trường có đội ngũ giáo viên Toán đồng đều về chuyên môn và nhiệt tình trong công tác nhất là giáo viên khối 10
Đa số học sinh có ý thức học tập tốt
2. Khó khăn:
Chương trình sách giáo khoa qua các lần thay đổi đã có nhiều đổi mới, nội dung chương trình ngày càng thiết thực, gần gũi, có tính thực tiễn, giữa chương trình chuẩn và nâng cao có sự phân hóa rõ ràng. Tuy nhiên cấu trúc chương trình còn nặng về lý thuyết, thời lượng cho luyện tập quá ít gây không ít khó khăn cho thầy và trò. Sự thống nhất giữa các tác giả của hai bộ sách chưa cao, còn một số thuật ngữ và ký hiệu chưa đồng bộ gây khó khăn cho thầy và trò, khi dạy và học.
Giáo viên trong tổ có nhiều đổi mới trong kiểm tra đánh giá nhưng chưa đồng bộ, chưa thật đều tay. Kết quả đánh giá học sinh chưa thể phản ánh đúng thực chất kết quả học sinh do đó kết quả kiểm tra còn sai lệch so với thực tế.
Mặc dù học sinh có ý thức về tầm quan trọng của môn Toán, tuy nhiên chất lượng học tập môn Toán vẫn thật sự chưa đồng đều. Chất lượng chỉ tương đối ổn định ở lớp thuộc ban A. Còn đa số các lớp khác chất lượng thường không đồng đều và ổn định.
3. Nguyên nhân:
+ Học sinh thường mắc phải những sai lầm rất cơ bản do hệ lụy tất yếu của quá trình cho học sinh lên lớp theo chỉ tiêu đề ra, trong suốt 9 năm học không một lần tuyển sinh hoặc thi tốt nghiệp trước khi bước vào bậc THPT là 100% .Cho nên học sinh có quá nhiều lổ hỏng kiến thức vì vậy học sinh dễ chán nản và không ham thích học Toán.
II. Kinh nghiệm của bản thân trong việc dạy học Toán lớp cuối cấp
Là giáo viên khi lên lớp dạy tiết bài tập , tôi đều phải chuẩn bị chu đáo, giải kỹ từng bài tập ở nhà, xem kỹ các trường hợp có thể xảy ra. Để từ đó tìm ra thuật Toán đơn giản, giúp học sinh từng bước nắm được kiến thức và có hứng thú giải Toán.
Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến thức không cần phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài và gây sự hứng thú khi học toán
Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học môn Toán ở nhà.
Giáo viên phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ môn thảo luận bàn về những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ khi giảng bài mới và luyện tập.
Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách.
Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của học sinh trong quá trình giảng bài nhất là các tiết luyện tập, tiết kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm hạn chế nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong quá trình học. tập và rèn luyện.
Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để học sinh giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết nhiều... làm cho học sinh khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô động lại kiến thức trọng tâm từng bài, để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng.
Dành nhiều thời gian ôn tập và nhắc đi nhắc lại kiến thức trọng tâm nhiều lần nhất là trong các giờ phụ đạo yếu kém.
Cố gắng hình thành thói quen độc lập nhận thức và biện pháp hình thành thói quen độc lập nhận thức của học sinh
Bước 1: Tự học cá nhân
GV hướng dẫn để HS tự học, tự chuẩn bị bài trước ở nhà nhằm hình thành các kỹ năng tự học làm nền tảng cho việc phát huy tính tự học. Cụ thể là GV phổ biến cho HS biết tựa bài, mục tiêu học tập của bài, các nhiệm vụ học tập cụ thể của bài và hướng dẫn cách thức giải quyết các nhiệm vụ học tập ấy.
Bước 2: Hợp tác với bạn, học bạn; hợp tác với thầy, học thầy.
Ở bước này GV là người tổ chức, điều khiển hoạt động học tập hợp tác và thi đua giữa các tổ học tập. Bước này có thể diễn ra trong hay ngoài giờ lên lớp, có hoặc không có sự hiện diện của GV. GV có thể sử dụng điểm số như là một phương tiện tác động vào động cơ có tính chất quan hệ xã hội để khuyến khích tính tích cực học tập của HS.
Bước 3: Tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
Thông qua học tập hợp tác với các bạn trong và ngoài giờ lên lớp, nhờ phương tiện tự kiểm tra như hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, HS sẽ có dịp tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh kết quả học tập của mình
Giáo viên




Đinh Văn Thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét