Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

cuộc vaanj động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Huyện Uỷ Trà Cú ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ: THPT TẬP SƠN Tập Sơn , ngày10 tháng 10 năm 2010


BÀi THU HOẠCH
(Qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)

Họ và tên: Lê Quốc Trầm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT Tập Sơn
Sinh hoạt đảng tại chi bộ: THPT Tập Sơn

Hưởng ứng và thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua 4 năm thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi xin trình bày lại những nhận thức của mình và đánh giá những việc mà bản thân đã làm được, chưa làm được theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong 4 năm qua.
I./ NỘI DUNG THU HOẠCH:
1/ Nhận thức về : xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh là đạo đức, là văn minh.
- Trước lúc đi xa ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Phải giữ gìn Đảng ta trong sạch ,phải xứng đáng là người lãnh đạo ,là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Qua 80 năm, từ ngày thành lập Đảng đến nay cho thấy vận mệnh của dân tộc ta đã gắn liền với vận mệnh của Đảng. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Để xây dựng Đảng vững mạnh,ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc và thời đại,đặc biệt là trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải thật sự trong sạch. Sức sống, sự lớn mạnh của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc đã chứng minh: bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, được quần chúng tin tưởng, ủng hộ thì Đảng vững mạnh, lãnh đạo cách mạng thành công; còn nếu xa rời quần chúng, không được quần chúng tin tưởng, ủng hộ thì sẽ suy yếu, giảm sức chiến đấu và có khi vấp phải thất bại. Muốn vững mạnh, muốn được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, Đảng phải luôn trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Quan điểm cách mạng đó là nguyên nhân,nguồn gốc sâu xa tạo nên sức mạnh của Đảng để Đảng lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kì tích vĩ đại: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.
- Sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân cho thấy, Đảng luôn vì dân, đặt dân ở vị trí là gốc, Đảng không phải ở trên dân mà ở trong dân. Đảng và dân gắn bó, hòa quyện là một, không tách rời và không thể tách rời. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là việc của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên nhưng đó cũng là việc của dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cũng thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với dân; không phải “đóng cửa lại” để xây dựng Đảng mà phải xây dựng Đảng từ phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng chính là Đảng đã biết phát huy trí tuệ của toàn dân vào việc xây dựng đường lối của Đảng. Đảng tin dân, đưa mọi vấn đề để dân góp ý, thảo luận và cùng tìm cách giải quyết, từ đó có những quyết sách đúng đắn. Một Đảng trong sạch để cho dân tin yêu phải gồm những đảng viên trong sạch, có lý tưởng, đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư vì đảng viên chính là cầu nối giữa Đảng với dân. Là “đầy tớ” của nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên phải tận tụy phục vụ nhân dân, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân.
- Để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, phải kiên quyết đưa những đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân sâu xa khiến người đảng viên mắc những căn bệnh nguy hiểm như kiêu ngạo, hống hách, tham ô, lãng phí chính là chủ nghĩa cá nhân. “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng phải xây dựng, chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.
*Đảng là đạo đức, là văn minh: Đạo đức, theo ý nghĩa thông dụng là tập hợp những quan điểm, tư tưởng, tình cảm thể hiện ra ở hành vi của một giai cấp, tầng lớp, của một người, một tổ chức xã hội hay nghề nghiệp nhất định (đảng chính trị, cơ quan nhà nước, hội, đoàn…) đối với thế giới tự nhiên, xã hội, con người.
- Đạo đức của Đảng Cộng sản Việt Nam là đạo đức của giai cấp công nhân kết hợp nhuần nhuyễn với tinh hoa đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, nó là sự thể hiện bản chất, tư cách, sứ mệnh cao cả và bổn phận của Đảng đối với nhân dân, Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đảng ta là một đảng chân chính cách mạng “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Người còn nói: Đảng cũng ở trong xã hội mà ra và Đảng là do mỗi một đảng viên, do nhiều đảng viên kết lại mà thành. Vì vậy, mỗi một đảng viên trước hết phải là một công dân có đạo đức (đạo đức làm người, đạo đức công dân) đồng thời phải thấm nhuần đạo đức cách mạng bởi theo logic của sự phát triển thì người ta ai cũng vậy, trước tiên là phải biết làm việc, có biết làm việc thì mới biết làm người và có biết làm một người chân chính thì mới biết làm một đảng viên, cán bộ tốt, tức là biết làm một chiến sĩ cách mạng, một đảng viên của một Đảng chân chính cách mạng.

- Mỗi đảng viên trước hết phải là người có đạo đức công dân, gương mẫu làm tròn bổn phận công dân, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Tất cả mọi cán bộ, đảng viên dù làm công tác đảng hay công tác chính quyền, dù ở bất cứ cương vị nào đều do yêu cầu của cách mạng mà tổ chức phân công.
- Theo Hồ Chí Minh, dù là chủ tịch nước, uỷ viên các cấp bộ Đảng hay bộ trưởng cho đến nhân viên lái xe, quét rác… tất cả đều phải rèn luyện đạo đức cách mạng, đều phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.
- Văn minh là một khái niệm động. Về đại thể, người ta cho rằng loài người đã trải qua ba giại đoạn văn minh chủ yếu: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, khi Người nói “Đảng ta là văn minh” có thể bao gồm một số nội dung sau đây:
- Đảng ta là văn minh bởi vì ở thời điểm khó khăn, đen tối, bế tắc nhất của xã hội Việt Nam (đầu thế kỷ 20), Đảng đã ra đời với tư cách là tổ chức chính trị tiền tiến có tính vượt trội (văn minh) so với mọi tổ chức chính trị đã xuất hiện trong cùng thời kỳ đó.
- Đảng ta là văn minh bởi vì nó là một tổ chức chính trị chân chính, trung thực, trung thành, quang minh chính đại, chung thuỷ, trước sau như một đều nhất quán một tinh thần yêu chuộng hoà bình, tôn trọng công lý và chính nghĩa, vì độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào mình và có quan hệ chân thành, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với các dân tộc và tất cả các quốc gia trên thế giới. Đảng văn minh là bởi Đảng kiên quyết cự tuyệt thói cơ hội, mị dân, giáo điều, bảo thủ, dối trá, lừa gạt, thất tín, tiền hậu bất nhất, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo…
- Đảng ta là văn minh là bởi vì Đảng là một tổ chức cách mạng, kiên trì cải tạo xã hội cũ, phá bỏ mọi cái lạc hậu; kiên trì chống lại cuộc sống mất nhân tính; nó nhân danh chính nghĩa và vì chính nghĩa mà chống phi nghĩa, tức là đấu tranh chống mọi biểu hiện của cái ác. Vì vậy, bản thân Đảng là một lực lượng tiên tiến, là bộ phận tinh hoa của xã hội, là một tập thể đại diện cho văn minh và nhân danh văn minh để chống dã man, tàn bạo.
- Đảng ta là văn minh là bởi vì bản chất của Đảng, mục tiêu lý tưởng của Đảng không phải chỉ nhằm đập tan, phá bỏ cái cũ xấu xa, lạc hậu mà chủ yếu là kiến tạo và dựng xây một xã hội mới tốt đẹp, nhân đạo hoàn bị tiến tới một nền văn minh mới – văn minh cộng sản chủ nghĩa.
- Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được thực hiện sâu rộng trong Đảng và trong toàn xã hội sẽ thúc đẩy bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự thống nhất đoàn kết trong Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh và trong sạch, đủ sức lãnh đạo và tổ chức nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.


2/ Nhận thức về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhưng để lại cho nhân dân ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó, đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta suốt đời học tập và noi theo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một hệ thống quan điểm tư tưởng trên nhiều lĩnh vực của cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới… Một trong những lĩnh vực tư tưởng mà chúng ta đặc biệt quan tâm đó là tư tưởng đạo đức cách mạng của Người mà cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện hơn 3 năm nay.
- Có thể nói toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Bác gắn liền với quá trình phát triển của tư tưởng đạo đức cách mạng mà Người là tấm gương tiêu biểu và sinh động nhất.
- Tư tưởng đạo đức và đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam… Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng Người đã có ý thức rõ ràng về vai trò của đạo đức cách mạng. Người nói: “ Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ trở thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi xa hơn nữa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ “ cách mạng vẻ vang”.
* Quan điểm về đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bác thường nói ngắn gọn “ Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng”. Nội dung đạo đức người cách mạng là Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí Công – Vô Tư. Suốt đời phấn đấu hi sinh cho sự nghiệp cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân…
* Nguyên tắc của đạo đức cách mạng tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thống nhất đạo đức và chính trị, phẩm chất cách mạng và định hướng chính trị cách mạng.Trong cuộc sống cần biến đạo đức phù hợp sự phát triển xã hội.
- Thống nhất biện chứng tư tưởng đạo đức cách mạng và hiệu quả công việc của mình phù hợp phát triển xã hội. Nói đi đôi với làm có hiệu quả.
- Kết hợp đức và tài, hồng và chuyên.
- Sự thống nhất chung- riêng. Lớn - nhỏ bình thường, coi mình là thành viên, bộ phân của cái chung.
- Thống nhất lí luận thực tiễn. Đảng cầm quyền không thể tách lí luận và thực tiễn hoặc chỉ thực tiễn không cần lí luận.
- Sự thống nhất chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, nhân đạo hiện đại.
* Quan điểm của Bác về chuẩn mực đạo đức cách mạng.
- Yêu nước, tự cường dân tộc, kiên trì phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân (không tự ty, không bằng lòng với hiện tại phải vươn lên) (Trung với nước – Hiếu với dân – phấn đấu vươn lên)
- Cần - Kiệm - Liêm - Chính – Chí công - Vô tư.
- Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình (dù ở cương vị nào cũng thế)
- Có tinh thần tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình.
- Thường xuyên rèn luyện lối sống văn minh, lành mạnh. Trung thực, Kỉ cương, tôn trọng quy ước cộng đồng.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, lao động sáng tạo (nhất là cán bộ có chức có quyền).
- Có bản lĩnh, năng lực, thắng không kiêu, bại không nản.
- Có tinh thần quốc tế vô sản.
- Bao dung, độ lượng, vị tha (bàn tay có ngón ngắn, ngón dài, hợp lại thành bàn tay).
* Tấm gương đạo đức của Bác (khái quát).
- Bác trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, dân tộc – con người.
- Có nghị lực và kiên trì.
- Tin dân – Kính trọng dân – Hết lòng phục vụ nhân dân.
- Giàu lòng nhân ái, vị tha, yêu thương đồng chí, đồng bào.
- Cần cù – Liêm chính – Tiết kiệm – Giản dị.
- Nếp sống giản dị, thanh cao, trong sáng.
- Nhà văn hoá lớn, đầy chất nhân văn, thông hiểu Đông Tây kim cổ, gắn chặt với đời thường.
- Một vị lãnh tụ miệng nói tay làm, nhìn xa trông rộng, giải quyết những vấn đề cuộc sống hàng ngày.
- Say mê học tập (Lí luận – Kinh nghiệm – Thực tế - Học suốt đời – Học mọi lúc mọi nơi).

3/ Ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc vận động:
- Chúng ta đều biết, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có mục đích rất quan trọng, đó là xây dựng một nền tảng đạo đức, nền tảng tinh thần của xã hội mà trực tiếp là công tác xây dựng Đảng và góp phần làm trong sáng, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì thế, việc nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên có một vai trò rất lớn. Nhiều cán bộ, đảng viên khẳng định đây là cuộc vận động trúng và đúng; được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.
- Cuộc vận động đã được triển khai sâu rộng trong Đảng và trong xã hội với nhiều hình thức phong phú, sinh động và sáng tạo, kết hợp giữa vận động và làm theo. Ở nhiều nơi, cuộc vận động đã được gắn với việc giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong đời sống nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng lòng tin tuyệt đối trong nhân dân; trong công tác xây dựng Đảng và phát huy được vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
- Cuộc vận động đã gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tổ chức chính trị trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Chính vì thế, trong năm 2009 đã góp phần hạn chế tốc độ suy giảm kinh tế và chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, từ đó tạo đà cho những năm tiếp theo.
- Cuộc vận động ở các cấp, các ngành đã được gắn chặt chẽ trong công tác, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác và hoàn thành tốt nhiệm chính trị của từng cơ quan, đơn vị.
4/ Những kết quả cụ thể làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
* Ưu điểm:
Qua 4 năm học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân nhận thấy mình đã vận dụng làm theo tấm gương của Người ở một số vấn đề như sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của tổ chức, phục tùng cấp trên.
- Chấp hành và tuân thủ điều lệ Đảng.
- Luôn gìn giữ phẩm chất đạo đức, tư cách, lối sống, tác phong của người đảng viên cũng như trong quan hệ thầy - trò
- Phê bình và tự phê bình trong Đảng viên, và tự đánh giá chất lượng cuối năm để cho cho hội đồng trường xem xét.
- Đề cao tính dân chủ và nghiêm túc thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ( NH 2007- 2008: hoàn thành nhiệm vụ; NH 2008-2009: lao động TT; NH 2009- 2010: lao động TT).
- Công bằng cho điểm và đánh giá xếp loại học sinh theo đúng qui định.
- Đảm bảo đúng ngày giờ công, và đồng phục theo qui định của nhà trường.
- Giúp đỡ giáo dục học sinh cá biệt và học sinh khó khăn ( năm học 2009-2010: vận động Hội KH Tân Sơn 200 quyển tập, năm học 2010-2011: vận động cựu HS của trường 300 quển tập).
- Vận động học sinh lớp chủ nhiệm gây quỹ để tham gia phong trào Áo xuân tặng bạn do Đoàn TN phát động (một áo).
- Vận động học sinh lớp chủ nhiệm tích cực tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thông qua các hoạt động ngoại khóa.
- Soạn giảng đúng qui chế chuyên môn.
- Tích cực tham các phong trào do nhà trường tổ chức (vận động đại lí thức ăn Bảo tặng 15 áo thi đấu thể thao,vận động hỗ trợ âm thanh trong các ngày lễ chủ điểm do trường tổ chức).
- Luôn đoàn kết, hoà đồng với đồng nghiệp và học sinh, cũng như đối với mọi người xung quanh.
- Bản thân sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, học sinh và nhân dân nơi cư trú trong điều kiện có thể.
- Luôn học tập trao dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị(tự nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi học chính trị hè)
* Khuyết điểm:
- Chất lượng giảng dạy chưa cao.
- Đôi khi còn nóng vội trong xử lí công việc.
- Bản thân chưa thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm.
- Chưa nắm rõ yêu cầu và tâm tư của người dân nơi cư trú.
- Chưa tuyên truyền tốt về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ở nơi cư trú.
- Trong công tác phổ cập GD THPT : việc tham mưu cho BGH còn chậm và thiếu khoa học.
* Phương hướng khắc phục và phấn đấu trong thời gian tới:
- Cố gắng sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đảng viên.
- Mạnh dạn và kiên quyết hơn trong việc phê bình và tự phê bình, khắc phục nhược điểm.
- Không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo( tự học, tự nghiên cứu, học tập từ đồng nghiệp)
- Cần phải học tập nhiều hơn nữa về tấm gương của Bác.
- Chú ý lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh( qua biên bản góp ý của học sinh)
- Cần phải nắm rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân nơi cư trú để từ đó báo cáo lên cấp trên để có hướng gải quyết.
- Công tác PCGD THPT : cần xây dựng kế hoạch cụ thể để tham mưu với BGH.


II/ Những đề xuất, kiến nghị:
Bản thân có kiến nghị với BGH nhà trường cung thêm tài liệu tham khảo để phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học.
Trên đây là phần tự nhận thức của tôi qua 4 năm thực hiện cuộc vận động” học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhận thức này chắc có lẽ còn nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự góp nhiệt tình của đồng nghiệp và các đồng chí trong và ngoài đơn vị.
Xin chân thành cảm ơn!


Người viết thu hoạch



Lê Quốc Trầm

Nguồn : Lê Quốc Trầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét